Xem thêm

Hiện tượng "đầu lưỡi" (Tip-of-the-tongue)

Bạn từng thấy mình không thể nghĩ ra từ đúng khi ai đó hỏi bạn một câu hỏi mà bạn chắc chắn biết câu trả lời chứ? Đôi khi chúng ta chỉ nhớ được chữ...

Bạn từng thấy mình không thể nghĩ ra từ đúng khi ai đó hỏi bạn một câu hỏi mà bạn chắc chắn biết câu trả lời chứ? Đôi khi chúng ta chỉ nhớ được chữ cái đầu tiên của từ đó nhưng không thể gợi mở từ đó trong trí nhớ. Thật khó chịu, phải không?

Nguồn: Grammar.about.com Nguồn: Grammar.about.com

Thực tế, các nhà nghiên cứu Karin Humphreys và Amy Beth Warriner đã phát hiện rằng, cố gắng nhớ từ đó lâu càng khiến chúng ta càng dễ bị mắc kẹt trong hiện tượng "đầu lưỡi" này trong tương lai. Một cuộc phỏng vấn trên ScieneCentral, Humphreys đã giải thích: "Bạn giống như đang quay bánh xe trong tuyết. Bạn càng cố gắng, càng lún sâu vào đó."

Humphreys quan tâm đến chủ đề này từ chính trải nghiệm của bản thân khi cô cố gắng nhớ những từ mà mình đã quên nhưng luôn gặp khó khăn khi muốn truy cập lại chúng. Trong một bản tin của McMaster Daily News, cô giải thích: "Điều này thực sự khó chịu - bạn biết chắc là mình biết từ đó, nhưng không thể nào nhớ ra được nó. Một khi bạn nhớ ra rồi, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và nghĩ rằng mình sẽ không quên nó nữa. Nhưng kỳ lạ là bạn vẫn quên. Chúng tôi bắt đầu tìm hiểu cơ chế đằng sau hiện tượng này và nhận ra rằng không phải mọi người gặp khó khăn trong việc nhớ một số từ cụ thể, mà một khi đã gặp hiện tượng 'đầu lưỡi' với một từ nào đó thì mọi người sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái sai lệch đó khi cố gắng nhớ từ đó trong tương lai."

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã cho 30 người tham gia trả lời những câu hỏi mà họ biết, không biết hoặc chỉ nhớ được chữ cái đầu tiên của câu trả lời. Những người có câu trả lời "đầu lưỡi" được chia thành các nhóm ngẫu nhiên và được cho 10 hoặc 30 giây để nhớ câu trả lời. Quá trình này được lặp lại hai ngày sau đó.

Theo Humphreys, "Ngày đầu, những người mất nhiều thời gian để nhớ từ chữ cái đầu tiên sẽ có khả năng cao gặp lại hiện tượng này vào ngày thứ hai." Thời gian mà con người dành để cố gắng tìm từ đó được mô tả là thời gian "luyện tập lỗi". Thay vì học từ đúng, chúng ta lại học cách làm sai.

Nghiên cứu này mang ý nghĩa quan trọng đối với học sinh và giáo viên. Trong buổi học tiếp theo, thay vì cố gắng nhớ thông tin, hãy tập trung vào tìm kiếm câu trả lời đúng. Đối với giáo viên, nghiên cứu cho thấy việc cung cấp câu trả lời đúng cho học sinh có lợi hơn việc để họ tự mò mẫm để nhớ.

Vậy làm sao để ngăn ngừa các vấn đề do hiện tượng "đầu lưỡi" gây ra trong tương lai? Nghiên cứu chưa được công bố của Warriner, một sinh viên đại học McMaster, cho thấy cách tốt nhất để vượt qua vấn đề này là lặp lại từ đó trong đầu hoặc phát ra thành tiếng.

Theo Humphreys, cách này giúp tạo ra một bộ nhớ thụ động khác giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của việc học sai lầm ban đầu.

Tài liệu tham khảo:

Warriner, A.B. & Humphreys, K.R. (2008). Learning to fail: Reoccurring tip-of-the-tongue states. Quarterly Journal of Experimental Psychology, 61(4), 535-542.

Christmas, J. (2008). What’s that word? Researcher studies tip-of-the-tongue phenomenon. McMaster Daily News.

Nguồn: https://www.verywell.com/tip-of-the-tongue-research-3976793

Như Trang

1