Xem thêm

Ngành Công nghệ dệt, may: Mũi nhọn phát triển kinh tế Việt Nam

Ngành Công nghệ dệt, may hiện nay đang được coi là mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế tại Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về ngành...

Ngành Công nghệ dệt, may hiện nay đang được coi là mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế tại Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về ngành học này, giúp các bạn thí sinh dễ dàng lựa chọn.

Tìm hiểu ngành Công nghệ dệt may

  • Ngành Công nghệ dệt may (hay Công nghệ may) là ngành chuyên sâu về lĩnh vực may mặc, thỏa mãn nhu cầu thời trang của con người. Ngành này đưa ra những sản phẩm thời trang đa dạng, chất lượng thông qua những hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng sản xuất.
  • Chương trình đào tạo ngành Công nghệ dệt may trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực may và thời trang. Sinh viên sẽ học cách áp dụng nguyên lý kỹ thuật và các kỹ năng thực hành vào quá trình tổ chức triển khai sản xuất công nghiệp, cũng như thiết kế đồ họa trang phục.

Những thông tin cần thiết về ngành Công nghệ dệt may:

Ngành Công nghệ dệt may Những thông tin cần thiết về ngành Công nghệ dệt may

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ dệt may

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Công nghệ may trong bảng dưới đây.

Kiến thức giáo dục đại cương

  1. ...
  2. ...
  3. ...
  4. ...
  5. ...

Cơ sở và cốt lõi ngành

  1. Kỹ thuật điện
  2. Kỹ thuật nhiệt
  3. Sức bền vật liệu
  4. Cơ học kỹ thuật
  5. Nguyên lý máy
  6. ...

Tự chọn theo chuyên ngành Công nghệ sản phẩm may

  1. ...
  2. ...
  3. ...
  4. ...
  5. ...
  6. ...
  7. ...

Tự chọn theo chuyên ngành Thiết kế sản phẩm may và thời trang

  1. ...
  2. ...
  3. ...
  4. ...
  5. ...
  6. ...
  7. ...
  8. ...
  9. ...
  10. ...
  11. ...
  12. ...
  13. ...
  14. ...
  15. ...
  16. ...
  17. ...

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội

Các khối thi vào ngành Công nghệ dệt may

  • Mã ngành: 7540204
  • Ngành Công nghệ dệt may xét tuyển tổ hợp môn sau:
    • A00 (Toán, Lý, Hóa)
    • A01 (Toán, Lý, Anh)
    • D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh)
    • C01 (Toán, Văn, Lý)

Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

Điểm chuẩn ngành Công nghệ dệt may

Điểm chuẩn ngành Công nghệ dệt may năm 2019 dao động từ 15 điểm đến 23 điểm tùy theo từng trường. Các trường đại học sẽ xét tuyển dựa trên điểm thi THPT Quốc gia.

Điểm chuẩn ngành Công nghệ dệt may Điểm chuẩn ngành Công nghệ dệt may

Các trường đào tạo ngành Công nghệ dệt may

Để theo học ngành Công nghệ dệt may (ở một số trường là ngành Công nghệ may), các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội)
  • Đại học Sao Đỏ
  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Công nghệ TP. HCM
  • Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

Cơ hội việc làm trong ngành Công nghệ dệt may

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên theo học ngành Công nghệ may có thể làm việc ở nhiều bộ phận trong các công ty may mặc, tùy theo trình độ và khả năng như:

  • Trở thành nhà thiết kế, thợ may
  • Quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý thương hiệu thời trang
  • Giám sát quy trình sản xuất
  • Làm việc tại phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, phòng phát triển nghiên cứu mẫu
  • Đảm nhận các công việc chỉ đạo kỹ thuật, các công tác chuẩn bị sản xuất
  • Thực hiện việc sản xuất và điều hành sản xuất kinh doanh
  • Quản lý chất lượng sản phẩm trong ngành may
  • Nhân viên quản lý đơn hàng xuất nhập khẩu
  • Lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra chất lượng quy trình sản xuất sản phẩm
  • Định mức giá cho sản phẩm và tổ chức quản lý sản xuất đối với những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ
  • Xây dựng thương hiệu riêng để phát triển

Cơ hội sau khi ra trường học ngành Công nghệ dệt may Cơ hội sau khi ra trường học ngành Công nghệ dệt may ra sao?

Mức lương làm việc trong ngành Công nghệ dệt may

Mức lương của công nhân may hiện nay đang có xu hướng tăng theo các năm. Bên cạnh đó, mức lương cũng sẽ quy định tùy theo vị trí làm việc, cụ thể như sau:

  • Mức lương trung bình đối với sinh viên mới ra trường sẽ dao động từ 5 triệu đến 8 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương khá cao so với các ngành nghề khác.
  • Khi đã có kinh nghiệm, tay nghề, mức lương có thể lên đến 8 triệu đến 12 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương đối với vị trí quản lý, tổ trưởng hoặc giám sát.

Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ dệt may

Để làm việc trong ngành Công nghệ dệt may, cần phải có những tố chất như sự yêu thích hoạt động, nghiên cứu, công cụ, luôn tuân thủ các quy định. Các bạn thí sinh cần xem xét những tố chất dưới đây để xem có phù hợp với bản thân mình hay không:

  • Học khá những môn Khoa học tự nhiên: Yêu cầu tư duy logic, khả năng tính toán và cách làm việc khoa học để thiết kế sản phẩm may mặc.
  • Thích học hỏi, tìm tòi và đam mê: Ngành Công nghệ dệt may đòi hỏi việc không ngừng học hỏi để thích ứng với công nghệ và kiến thức mới.
  • Có kỹ năng làm việc theo nhóm: Kỹ năng này giúp chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
  • Chịu được áp lực công việc: Yếu tố kỷ luật và chịu áp lực công việc giúp thành công trong ngành nghề này.

Qua những thông tin trong bài viết giới thiệu về ngành Công nghệ dệt may, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ hơn về ngành này và có cơ sở lựa chọn một ngành học phù hợp với bản thân.

1