Xem thêm

Công nghệ Sinh học: Mở ra cánh cửa khoa học đa chiều

Công nghệ Sinh học là ngành công nghệ cao, dựa trên nền tảng khoa học về sự sống và được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Từ vi...

Công nghệ Sinh học là ngành công nghệ cao, dựa trên nền tảng khoa học về sự sống và được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Từ vi sinh vật, tế bào thực vật đến động vật, ngành này tận dụng các kỹ thuật tiên tiến để sản xuất các sản phẩm sinh học chất lượng cao, góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Công nghệ Sinh học: Công nghệ mở ra nhiều cánh cửa khoa học

Công nghệ Sinh học không chỉ đơn thuần là một công nghệ riêng lẻ, mà là sự kết hợp của nhiều công nghệ hiện đại. Đây chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa làm việc và nghiên cứu liên ngành, đa ngành, từ đó đóng góp vào việc cải tiến nhiều lĩnh vực sau:

Y dược

Nghiên cứu về tế bào gốc, công nghệ thần kinh, công nghệ enzyme, công nghệ giải trình tự gen; sản xuất vaccine, kháng sinh, thuốc điều trị, chip sinh học, cảm biến sinh học; phát triển kỹ thuật tạo mô, y học tái tạo...

Nông - lâm - ngư nghiệp

Lai giống cây trồng, chế biến thức ăn chăn nuôi, phân bón hữu cơ, phân bón cơ vi sinh vật; nghiên cứu thuốc bảo vệ thực vật sinh học, hệ thống thiết bị canh tác nông nghiệp tự động...

Công nghệ thực phẩm

Tạo ra các chủng vi sinh vật mới; thử nghiệm chế phẩm enzyme, protein có lợi cho đường tiêu hóa; sản xuất phụ gia; nghiên cứu công nghệ lên men tự nhiên; kiểm soát - đảm bảo chất lượng quy trình bảo quản thực phẩm...

Môi trường

Xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; cải tạo, phục hồi hệ sinh thái, các vùng đất bị ô nhiễm; sản xuất chế phẩm, sản phẩm thân thiện môi trường; lưu giữ, bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học và nguồn gen quý hiếm...

Vật liệu

Nghiên cứu vật liệu mới từ chất thải và vi sinh vật nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.

Công nghệ Sinh học Chiếc hình trên hiển thị rõ ràng về Công nghệ Sinh học và ứng dụng của nó

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã kéo dài hơn hai năm, ngành Công nghệ Sinh học ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nghiên cứu thuốc đặc trị COVID-19, sản xuất vaccine, kit xét nghiệm sinh hóa, thiết bị y tế...

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành đối với nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã đưa Công nghệ Sinh học vào danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng, nhằm tham gia vào cách mạng công nghiệp thứ tư. Điều này cũng phù hợp với Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030. Trong những năm qua, nhà nước đã liên tục đầu tư xây dựng nhiều trung tâm công nghệ sinh học và phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.

"Giải mã" chương trình Chất lượng cao ngành Công nghệ Sinh học

Nhằm tiến xa hơn trong quốc tế hóa giáo dục và đáp ứng xu thế, từ năm 2022, Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG-HCM) triển khai chương trình chính quy Chất lượng cao ngành Công nghệ Sinh học (mã trường QSB, mã ngành 218). Chương trình mang đến nhiều ưu điểm như:

  • Ngôn ngữ giảng dạy 100% bằng tiếng Anh, đào tạo theo học chế tín chỉ
  • Nội dung môn học tương đương các trường trong khu vực và được tham khảo từ chương trình của các ĐH uy tín ở Mỹ, Đức, Đan Mạch, Úc
  • Giảng viên là các chuyên gia giáo sư, tiến sĩ, có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học
  • Cơ sở vật chất hiện đại với thư viện, phòng học, phòng thí nghiệm, trung tâm thể thao, khu ẩm thực...
  • Hoạt động học thuật và ngoại khóa đa dạng như cuộc thi thuyết trình OISP, trại hè OISP, festival quốc tế OISP, chuyến tham quan OISP, ngày hội Kỹ thuật, sáng tạo Bách Khoa...
  • Học bổng phong phú từ các tổ chức và đối tác liên quan

Sinh viên đang thực hành tại phòng thí nghiệm Sinh viên (trái) đang thực hành tại Phòng Thí nghiệm Công nghệ Vi sinh dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Lê Thị Thủy Tiên (phải) - Trưởng Bộ môn Công nghệ Sinh học.

Cơ hội nghề nghiệp đa dạng

Sau khi tốt nghiệp chương trình Chất lượng cao ngành Công nghệ Sinh học, bạn sẽ có năng lực chuyên môn cao cùng trình độ ngoại ngữ tốt, từ đó có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:

  • Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, trung tâm nghiên cứu, công ty về sinh học, công nghệ sinh học
  • Chuyên viên nghiên cứu, sản xuất, kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm ở các công ty dược phẩm, thực phẩm, công nghiệp, nông nghiệp và y tế
  • Kỹ thuật viên xét nghiệm tại các trung tâm, bệnh viện, phòng khám thuộc mảng xét nghiệm vi sinh - sinh hóa, sinh học - di truyền, tế bào gốc và hỗ trợ sinh sản
  • Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm của các tổ chức đo lường và phân tích
  • Nhân viên tư vấn, hỗ trợ, marketing, kinh doanh, kiểm thử ở các doanh nghiệp sản xuất thiết bị, sản phẩm công nghệ sinh học và nhiều lĩnh vực khác
  • Khởi nghiệp và thành lập các doanh nghiệp mới

Với hơn 20 năm xây dựng và phát triển, ngành Công nghệ Sinh học của Trường ĐH Bách khoa cam kết đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của xã hội hiện đại.

Bài viết: XUÂN MAI - Hình: OISP

1