Xem thêm

Du học Mỹ xong có được ở lại không?

Du học, ở lại làm việc và định cư là hành trình mơ ước của rất nhiều du học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, du học Mỹ không giống như ở Anh, Úc hoặc Canada,...

Du học, ở lại làm việc và định cư là hành trình mơ ước của rất nhiều du học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, du học Mỹ không giống như ở Anh, Úc hoặc Canada, bạn sẽ không có nhiều thời gian ở lại để tìm việc. Vậy làm cách nào để bạn có thể tận dụng quãng thời gian ngắn ngủi này một cách tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để giải đáp câu hỏi "Du học Mỹ xong có được ở lại không?".

Về nguyên tắc, du học sinh không được phép định cư tại Mỹ

Việc chứng minh mục đích học tập rõ ràng là điều vô cùng quan trọng để lãnh sự quán tin tưởng bạn không có ý định ở lại Mỹ làm việc. Dù bạn có ý định du học Mỹ với mục đích định cư lâu dài, bạn sẽ rất dễ bị từ chối visa vì lý do học tập không chính đáng. Trong hồ sơ visa cấp cho du học sinh, đã được ghi rõ thời gian bạn được ở lại Mỹ tương đương với thời gian học tập. Sau khi kết thúc khóa học, bạn sẽ phải trở về nước ngay.

Vấn đề định cư sau tốt nghiệp tại Mỹ cũng sẽ còn khắt khe hơn nếu bạn đi du học theo diện Visa F1. Visa F1 được cấp cho du học sinh có ý định tham gia một khóa học hoặc khóa tiếng Anh ở các trường Đại học tại Mỹ. Du học sinh được cấp visa F1 phải bảo đảm duy trì việc học toàn thời gian trong suốt thời hạn của thị thực.

Sau khi khóa học kết thúc, du học sinh có quyền lưu trú thêm 60 ngày tại Mỹ. Du học sinh phải hoàn tất khóa học theo thời hạn được ghi trên I-20 (Giấy Chứng nhận Đủ Điều kiện dành cho Sinh viên Không Di dân - được cấp bởi các trường Đại học Hoa Kỳ chứng nhận sinh viên được chấp thuận học tập ở trường).

Các cách để du học sinh được ở lại sau tốt nghiệp

Tùy thuộc vào loại visa du học Mỹ sinh viên mà thời gian được phép ở lại Mỹ sau khi hoàn thành khóa học sẽ khác nhau. Đối với sinh viên F-1 sẽ có thời gian lưu trú là 60 ngày, trong khi visa M-1 và J-1 chỉ có 30 ngày. Trước khi visa hết hạn, có 4 phương án để bạn tiếp tục được ở lại Mỹ, một là tiếp tục xin cấp Visa lao động dưới sự bảo hộ của một công ty tại Mỹ, hai là tiếp tục tham gia các chương trình đào tạo tại Mỹ, ba là đầu tư tại Mỹ và bốn là kết hôn với người bản địa Mỹ. Nếu không, bạn sẽ bị buộc phải rời nước Mỹ và xin lại visa ở Việt Nam. Hãy tìm hiểu thật cẩn thận 04 “cánh cửa định cư” này để đưa ra quyết định sáng suốt nhất trong giấc mơ định cư tại Mỹ của mình.

Xin cấp thị thực lao động

Nếu bạn là sinh viên quốc tế muốn ở lại Mỹ sau tốt nghiệp nhưng không muốn tiếp tục tham gia vào một chương trình đào tạo khác, bạn có thể nộp đơn xin Thị thực tạm thời (H-1B) dưới sự đảm bảo của một công ty. Loại Thị thực này cho phép bạn lưu lại Mỹ lên đến 3 năm, và có thể gia hạn lên tối đa 6 năm. Để làm điều đó, bạn cần xin được việc ở một công ty bên Mỹ, công ty đó sẽ lo cho bạn có Greencard (thẻ xanh) và việc ở lại Mỹ sẽ không còn khó khăn khi xin visa H1-B.

Tuy nhiên, các thủ tục hành chính để xin Thị thực của Mỹ rất phức tạp và cần đáp ứng nhiều tiêu chí. Điều này khá khó đối với sinh viên mới tốt nghiệp và có thể không đủ điều kiện. Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết và thủ tục cần làm cho mỗi loại visa và sup-type trên trang web của Bộ phận quốc tịch và Nhập cư Hoa Kỳ (US Citizenship and Immigration Services - USCIS). Cũng là một ý hay nếu bạn liên hệ với trường đại học vài tháng trước khi tốt nghiệp để nhờ lời khuyên hoặc hỗ trợ tìm việc làm.

Chương trình Optional Practical Training (OPT)

Là sinh viên visa F-1, bạn có thể hoàn thành tối đa một năm làm việc tạm thời liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mà bạn nghiên cứu. Để được cấp phép làm việc trong thời gian này, bạn cần nộp đơn xin OPT sau khi hoàn thành khóa học. Chỉ du học sinh có visa F-1 mới đủ điều kiện xin OPT.

Bạn cần phải có DSO (Designated School Official) của trường để được hỗ trợ và quản lý. Tất cả các trường đều đồng ý rằng sinh viên quốc tế cần có ít nhất một DSO. Trường đại học sẽ hỗ trợ bạn trong việc điền và nộp đơn OPT I-20. Sau đó, trường sẽ gửi yêu cầu của bạn đến SEVIS. Nếu bạn thành công, bạn sẽ nhận được giấy nhập cư I-20.

Chương trình đầu tư EB5 hoặc EW

Đầu tư vào dự án EB5 tại Mỹ có thể là một con đường để du học sinh có thể nhận được thẻ xanh. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi một số yêu cầu và phí như sức khỏe tốt, không có tiền án tiền sự, cam kết làm việc toàn thời gian và đang sống hợp pháp tại Mỹ. Nếu bạn có điều kiện, bạn có thể đầu tư vào dự án EB5 tại Mỹ với mức đầu tư 500.000 USD (được hoàn lại sau 5 năm). Khi có được visa EW hoặc EB5, du học sinh hoàn toàn có quyền lợi và nghĩa vụ như một công dân Mỹ.

Kết hôn với người có quốc tịch Mỹ

Nếu bạn muốn định cư ở Mỹ qua hôn nhân, bạn có thể kết hôn với người có quốc tịch Mỹ. Sau đó, bạn có thể xin chuyển đổi visa và đăng ký thẻ xanh. Thủ tục xin thẻ xanh bao gồm việc nộp hồ sơ bảo lãnh vợ hoặc chồng cho USCIS, có buổi phỏng vấn và sau đó bạn sẽ được cấp thẻ xanh. Thủ tục này thường mất khoảng 30 - 45 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.

Mỗi con đường dẫn bạn đến cơ hội định cư lâu dài tại Mỹ sau tốt nghiệp đều có những ưu điểm và bất cập riêng. Do đó, bạn nên cân nhắc lựa chọn hình thức xin định cư phù hợp nhất với điều kiện cá nhân và luôn tuân thủ theo luật pháp.

1