Xem thêm

Lộ trình du học Mỹ bậc đại học – Truyền cảm hứng đến các trường hàng đầu tại Mỹ

Du hoc Mỹ không chỉ mang lại bằng cấp của các trường đại học danh tiếng, mà còn đem lại những cơ hội việc làm với mức lương cao tại bất kỳ nơi nào trên...

Du hoc Mỹ không chỉ mang lại bằng cấp của các trường đại học danh tiếng, mà còn đem lại những cơ hội việc làm với mức lương cao tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. Vậy có bao nhiêu lộ trình du học bậc đại học Mỹ? Liệu việc du học Mỹ có thể được thực hiện mà không cần IELTS? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này để có câu trả lời cho những câu hỏi đó!

lộ trình du học mỹ bậc đại học Ảnh: Shutterstock

Bạn đang băn khoăn không biết hồ sơ học thuật của bạn có thể nhận được học bổng du học Mỹ giá trị bao nhiêu? Hãy khám phá kết quả ngay thông qua quiz ngắn dưới đây cùng INDEC nhé!

Lộ trình du học Mỹ bậc Đại học như thế nào?

Có nhiều con đường để du học bậc đại học tại Mỹ, tùy vào năng lực và tài chính của từng sinh viên mà có thể thiết kế các lộ trình khác nhau. Dưới đây là những lộ trình phổ biến:

  • Du học trực tiếp đại học tại Mỹ.
  • Chương trình Đại học năm 1 dành cho sinh viên quốc tế (2 kỳ) - APP.
  • Chương trình Đại học năm 1 dành cho sinh viên quốc tế (3 kỳ) - EAP.
  • Du học khóa tiếng Anh dự bị.
  • Chương trình Transfer (2+2 hoặc 1+3) theo các trường đại học tại Việt Nam.

Chương trình trực tiếp (Direct)

Với lộ trình du học trực tiếp bậc đại học tại Mỹ, bạn có thể nộp trực tiếp cho trường mình muốn xét tuyển hoặc qua Common App.

Nộp hồ sơ trực tiếp cho trường

Học sinh tốt nghiệp THPT tại Việt Nam có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường Đại học ở Mỹ qua ứng dụng chính thống của trường. Một số hệ thống đại học sử dụng ứng dụng nộp đơn riêng cho tất cả các trường trong hệ thống. Ví dụ, nếu bạn muốn nộp đơn vào trường University of California - Berkeley, bạn sẽ nộp qua ứng dụng nộp đơn của University of California và lựa chọn cơ sở (campus) bạn muốn học là Berkeley. Trên ứng dụng này, bạn cũng có thể nộp hồ sơ của mình cho các campus khác của hệ thống University of California như UCLA, UC Irvine hay UC Riverside. Bạn chỉ cần điền đơn đăng ký (application form) một lần duy nhất trên ứng dụng nộp đơn và lựa chọn các campus bạn muốn apply.

Các hệ thống trường đại học sử dụng ứng dụng nộp đơn riêng có thể kể đến là hệ thống các trường đại học công lập bang New York - State University of New York (SUNY), hệ thống đại học bang California - California State University (Cal State University) và University of California (UC). Lưu ý rằng Cal State University và UC đều bao gồm các trường đại học công lập bang California nhưng đây là hai hệ thống riêng biệt, không có bất kỳ mối quan hệ nào.

Một bộ hồ sơ apply đại học trực tiếp tại các trường đại học tại Mỹ cũng cần chuẩn bị khá nhiều loại giấy tờ, mỗi trường lại có các yêu cầu khác nhau trong bộ hồ sơ. Nhưng về cơ bản, hồ sơ apply đại học gồm:

Hồ sơ học tập

Hồ sơ học tập bao gồm bảng điểm của học sinh qua các năm lớp 9, 10 và 11. Tuỳ vào thời điểm nộp đơn, nhà trường có thể yêu cầu bạn nộp thêm bảng điểm học kỳ 1 lớp 12 hoặc bảng điểm cả năm lớp 12 nếu bạn đã hoàn thành chương trình trung học vào thời điểm nộp đơn. Hồ sơ học tập giúp hội đồng tuyển sinh có thể đánh giá năng lực học tập của học sinh. Tuy nhiên, nó không quyết định việc nhận học sinh vào trường.

Xác minh bảng điểm

Đối với các bạn nộp đơn đại học Mỹ bằng bảng điểm của trường trung học ở Việt Nam, một số trường đại học có thể yêu cầu bạn xác minh bảng điểm thông qua WES, một tổ chức kiểm định quốc tế. Thông thường, học sinh sử dụng bảng điểm bằng tiếng Việt sẽ phải dịch bảng điểm sang tiếng Anh và công chứng để nộp cho trường ở Mỹ. Tuy nhiên, có một số trường đại học sẽ yêu cầu bảng điểm được kiểm định bởi một tổ chức quốc tế uy tín. Bạn cần kiểm tra xem trường có yêu cầu làm xác minh hay kiểm định bảng điểm hay không. Bạn cũng phải trả một khoản phí cho tổ chức này.

cv là gì Ảnh: Shutterstock

Resume

Resume hoặc CV chủ yếu được yêu cầu khi nộp đơn cho bậc học sau đại học (graduate). Tuy nhiên, một số trường đại học có thể yêu cầu nộp Resume hoặc CV đối với sinh viên apply chương trình Cử nhân (undergraduate). Bạn có thể ghi lại những dự án, hoạt động ngoại khoá mà bạn đã tham gia trong những năm trung học vào Resume hoặc CV của mình.

Chứng chỉ tiếng Anh

IELTS hoặc TOEFL đều được các trường đại học ở Mỹ chấp nhận. Đây là các bài thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh của người dự thi. Mức điểm tối thiểu để được nhận vào chương trình chuyên ngành bậc Đại học là 6.0 - 6.5 IELTS hoặc 79 TOEFL. Trước khi nộp đơn, bạn nên vào trang web của trường để tìm hiểu cụ thể về điểm tiếng Anh tối thiểu và bài thi tiếng Anh mà trường chấp nhận.

Bài luận cá nhân & các bài luận phụ

Hầu hết các trường đều yêu cầu học sinh nộp một bài luận cá nhân (personal statement) có độ dài không quá 650 từ. Nội dung bài luận cá nhân khá đa dạng và thay đổi qua từng năm. Một số trường có ranking cao hơn và xét tuyển chặt chẽ hơn sẽ yêu cầu thêm các bài luận phụ, nhằm đánh giá tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề, quan điểm và góc nhìn của học sinh.

Thư giới thiệu

Thư giới thiệu là một phần quan trọng trong bộ hồ sơ apply đại học. Đa số các trường sẽ yêu cầu bạn có 1-2 thư giới thiệu từ giáo viên đã dạy bạn. Thư giới thiệu bao gồm các nội dung về chương trình học tập, đánh giá của các giáo viên về khả năng học tập của học sinh và các phẩm chất cá nhân khác.

Hồ sơ chứng minh tài chính

Phần cuối cùng trong bộ hồ sơ đại học là các giấy tờ chứng minh tài chính du học Mỹ. Nhà trường muốn sinh viên quốc tế chứng minh có đủ khả năng tài chính để chi trả toàn bộ chi phí đi du học trong ít nhất 01 năm. Bạn cần có một bản xác nhận tiền gửi từ ngân hàng (bank statement) với số tiền gửi tối thiểu bằng tổng chi phí du học 01 năm. Các trường có thể yêu cầu thêm form thông tin người bảo trợ tài chính.

Nếu bạn chưa đạt đủ các điều kiện nhập học của trường, bạn có thể xem xét học chương trình dự bị Đại học 1 năm trước khi vào chương trình chính thức.

học MBA tại Mỹ Ảnh: Shutterstock

Nộp qua cổng Common Application

Common Application (hay Common App) cung cấp dịch vụ nhận hồ sơ cho các trường là thành viên. Hiện có 456 trường mà sinh viên có thể nộp đơn thông qua Common Application. Việc nộp hồ sơ qua Common Application tiện lợi và nhanh chóng, vì học sinh chỉ cần điền form một lần. Trang web này cũng cung cấp thông tin về các trường thành viên và giúp nghiên cứu thông tin về các trường hơn.

Quy trình nộp hồ sơ qua Common Application gồm các bước sau:

  1. Tạo Profile cá nhân trên website Common Application. Bạn có thể thêm hoặc hủy bỏ các trường muốn đăng ký và theo dõi thời hạn đăng ký.
  2. Điền đơn Common Application, bao gồm các thông tin chung như tên, địa chỉ, hoạt động ngoại khóa, v.v.
  3. Bổ sung các giấy tờ yêu cầu của nhà trường.
  4. Nộp hồ sơ đã hoàn thành trên hệ thống Common Application cho các trường muốn theo học.
  5. Trường sẽ nhận hồ sơ của bạn và tiến hành xét duyệt hồ sơ.
  6. Nhờ hệ thống Common App và các thông tin khác, nhà trường có thể từ chối, chấp nhận hoặc đưa bạn vào danh sách chờ. Bạn cũng có thể biết thông tin về các gói hỗ trợ tài chính nếu có ứng tuyển học bổng hoặc xin trợ cấp tài chính qua FAFSA.

Chương trình Đại học năm 1 dành cho sinh viên quốc tế (2 kỳ) - APP

Chương trình Năm 1 Quốc tế cho phép sinh viên bắt đầu tích lũy những tín chỉ học thuật cho khóa chính của mình, kể cả khi bạn không đáp ứng các yêu cầu đầu vào về tiếng Anh và học thuật để nhập học trực tiếp. Sinh viên sẽ nhận được nhiều hỗ trợ cần thiết để hoàn thiện kỹ năng và hoàn thành yêu cầu học tập của chương trình Cử nhân, đặc biệt trong những học kỳ đầu tiên.

Dựa vào khả năng tiếng Anh, sinh viên có thể đăng kí học chương trình Pathway 1, 2 hay 3 kỳ; và đảm bảo sinh viên

1