Xem thêm

Tổng hợp Lý thuyết Vật Lí lớp 12 Học kì 2 đầy đủ và chi tiết

Học lý thuyết Vật Lí lớp 12 có thể gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi sự tập trung cao. Để giúp học sinh nắm vững kiến thức và làm bài tập, VietJack đã biên...

Học lý thuyết Vật Lí lớp 12 có thể gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi sự tập trung cao. Để giúp học sinh nắm vững kiến thức và làm bài tập, VietJack đã biên soạn bài viết "Tổng hợp Lý thuyết Vật Lí lớp 12 Học kì 2" với phương pháp giải chi tiết. Bài viết này sẽ giúp bạn ôn tập và hiểu rõ hơn về môn Vật Lí lớp 12, từ đó đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT.

Tổng hợp Lý thuyết Chương Dao động và sóng điện từ

  • Lý thuyết Mạch dao động
  • Lý thuyết Điện từ trường
  • Lý thuyết Sóng điện từ
  • Lý thuyết Nguyên tắc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
  • Lý thuyết Dao động điện từ là gì, ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ
  • Lý thuyết Điện từ trường là gì, ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ
  • Lý thuyết Sóng điện từ là gì, ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ
  • Lý thuyết Truyền thông bằng sóng điện từ là gì, ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ

Tổng hợp Lý thuyết Chương Sóng ánh sáng

  • Lý thuyết Tán sắc ánh sáng
  • Lý thuyết Giao thoa ánh sáng
  • Lý thuyết Các loại quang phổ
  • Lý thuyết Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X. Thang sóng điện từ

Tổng hợp Lý thuyết Chương Lượng tử ánh sáng

  • Lý thuyết Hiện tượng quang điện thuyết lượng tử ánh sáng
  • Lý thuyết Hiện tượng quang điện trong
  • Lý thuyết Hiện tượng quang - Phát quang
  • Lý thuyết Mẫu nguyên tử Bo
  • Lý thuyết Sơ lược về Laze

Tổng hợp Lý thuyết Chương Hạt nhân nguyên tử

  • Lý thuyết Tính chất và cấu tạo của hạt nhân
  • Lý thuyết Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân
  • Lý thuyết Phóng xạ
  • Lý thuyết Phản ứng phân hạch - Phản ứng nhiệt hạch

Lý thuyết Mạch dao động

I) Mạch dao động:

  • Khái niệm: mạch có một cuộn cảm có độ tự cảm L(H) mắc với một tụ điện có điện dung C(F) thành một mạch điện kín. Nếu điện trở r của mạch rất nhỏ thì gọi là mạch dao động lí tưởng.
  • Nguyên lý hoạt động: muốn cho mạch hoạt động ta tích điện q cho tụ C, sau đó khi nối tụ với cuộn cảm L, tụ sẽ phóng điện làm dòng điện i trong cuộn cảm tăng lên, khi đó trong cuộn cảm xảy ra hiện tượng tự cảm, xuất hiện một dòng cảm ứng icư ngược chiều với i làm dòng điện giảm dần đi, khi tụ phóng hết điện, dòng icư lại tích điện cho tụ theo chiều ngược lại, rồi tụ lại phóng điện theo chiều ngược chiều ban đầu. hiện tượng cú thế lặp đi lặp lạ nên được gọi là mạch dao động.

Mạch dao động - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

III) Năng lượng điện từ:

  • Năng lượng điện trường ( dự trữ trong tụ điện)
  • Năng lượng từ trường ( dự trữ trong cuộn cảm)
  • Năng lượng điện từ

Lý thuyết Điện từ trường

I) Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường

  • Nếu tại một nơi có một từ trường biên thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy (là điện trường có đường sức điện là đường cong kín).
  • Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một tư trường. đường sức của từ trường bao giờ cũng khép kín.

II) Điện từ trường:

  • Từ nhận xét trên ta thấy điện trường biến thiên và từ trường biến thiên có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chúng cùng tồn tại, cùng biến đổi trong một trường thống nhất là điện từ trường.

III) Thuyết điện từ Măc-xoen:

  • Là một hệ thống bốn phương tình diễn tả mối quan hệ giữa: +) Điện tích, điện trường, dòng điện và từ trường. +) Sự biến thiên cử từ trường theo thời gian và điện trường xoáy. +) Sự biến thiên của điện trường theo thời gian và từ trường.

Lý thuyết Sóng điện từ

I) Sóng điện từ

  • Khái niệm: là sự lan truyền điện từ trường trong không gian.
  • Đặc điểm của sóng điện từ: +) Tốc độ truyền sóng: Sóng điện từ lan truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí và cả chân không. Vận tốc truyền sóng trong chân không là: c = 3.108. Trong các môi trường khác thì nhỏ hơn. vck > vk > vl > vr +) Bước sóng: Trong chân không sóng điện từ có chu kỳ T có bước sóng là: λ = cT

Sóng điện từ - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

+) Phương truyền sóng: sóng điện từ là sóng ngang. Vectơ E và B luôn vuông góc với phương truyền sóng. Ba vectơ E, B, v tại một điểm tạo với nhau thành một tam diện thuận. +) Pha dao động: của điện trường và từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.

  • Tính chất của sóng điện từ: +) Sóng điện từ mang năng lượng. +) Sóng điện từ bị phản xạ và khúc xạ khi gặp mặt phân cạch giữa hai môi trường như ánh sáng. +) Tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ,..

II) Sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển.

  • Khái niệm: sóng vô tuyến là sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài kilomet được dùng trong thông tin liên lạc.
  • Phân loại và so sánh

Sóng dài Sóng trung Sóng ngắn Sóng cực ngắn Bước sóng > 1000 m 100 → 1000 m 10 → 100 m 0,01 → 10 m Tính chất Có năng lượng nhỏ → không truyền được đi xa. Bị không khí hấp thụ mạnh Nước hấp thụ ít Phản xạ trên tầng điện li Ban ngày bị tầng điện ly hấp thụ mạnh, ban đêm bị phản xạ mạnh Bị không khí hấp thụ mạnh Có năng lượng lớn, phản xạ rất tốt trên tầng điện li và mặt đất → truyền thông tin đi rất xa Có một vùng tương đối hẹp hầu như không bị không khí hấp thụ Có năng lượng rất lớn. Bị không khí hấp thụ mạnh Có thể xuyên qua tầng điện li

Ngoài ra, VietJack cũng chia sẻ một số thông tin về các ưu đãi mua sắm trên Shopee như:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

Hi vọng thông qua bài viết này, bạn có thể nắm vững kiến thức lý thuyết Vật Lí lớp 12 Học kì 2 và tìm được những ưu đãi hấp dẫn trên Shopee. Chúc bạn học tốt!

1